BẾP ÂU 4 HÔNG CÓ ĐÁNH LỬA
HỖ TRỢ
(Chủ nhật vui lòng gọi điện trước khi đến)
Tel: 028 3973 7777 0989 42 9798
Xem bản đồ đường đi
Tel: 028 3606 0006 0988 39 7733
Xem bản đồ đường đi
HỖ TRỢ
Bếp Âu 4 họng là một loại bếp rất phổ biến trong các nhà hàng, không chỉ là các nhà hàng món Âu mà còn xuất hiện ở các khu bếp ăn công nghiệp, căn tin, trường học. Dòng sản phẩm bếp âu chia làm nhiều loại như bếp Âu có lò nướng và không có lò nướng, với thiết kế 2 họng, 4 họng, 6 họng, bếp để bàn hoặc loại bếp âu có chân đế… Bếp hoạt động nhờ vào nhiên liệu gas và điện, đối với bếp Âu có lò nướng thì bộ phận lò nướng được bố trí bên dưới giữ công dụng nướng thịt hoặc bánh. Tùy theo nhu cầu cũng như thiết kế của căn bếp để lựa chọn loại bếp phù hợp.
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống gas:
+ Kiểm tra đường ống dẫn gas cần phải kín, không xảy ra rò rỉ. Bạn có thể ngửi mùi gần họng bếp xem có mùi gas thoát ra không
+ Kiểm tra các van của bếp công nghiệp như van điều áp, van cấp gas, hệ thống đánh lửa. Các nút vặn trên bếp đều ở trạng thái khóa, núm vặn nằm thẳng đứng.
- Các bước chuẩn bị trước khi nấu:
+ Kiểm tra khay chứa mỡ đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
+ Bạn lần lượt mở van cấp gas ở bình gas, van cấp gas cho bếp, van điều áp
+ Mồi lửa: từng bộ phận đốt đều được trang bị một bộ van riêng, gồm có van mồi và van cấp gas. Van mồi có hình trụ, màu đỏ hoặc vàng. Khi sử dụng thì ấn vào, đến khi lửa cháy thì dừng lại. Nếu chưa thì tiếp tục nhấn.
+ Vặn van bếp để cấp gas, kiểm tra ngọn lửa, nếu thấy lửa cháy yếu, có thể do bình gas đã gần hết, lúc đó bạn cần thay bình gas mới.
- Vặn van bếp để điều chỉnh ngọn lửa to nhỏ. Để điều chỉnh ngọn lửa bạn cần nhấn vào rồi xoay vì đây là thiết kế đảm bảo an toàn của van.
- Có thể điều chỉnh ngọn lửa thông qua đường cấp không khí, chỉ việc thay đổi vị trí lá gió của bộ đốt trong bếp.
- Khi vẫn đang trong quá trình sử dụng bếp bạn không nên tắt lửa mồi dù bạn đã tắt bếp vì việc này vừa giúp bạn tiết khiệm thời gian khi bật bếp để nấu tiếp, vừa đảm bảo gas nếu còn sót lại sẽ được đốt chủ động mà không bị rò rỉ ra bên ngoài.
- Ngọn lửa phải tiếp xúc với đáy nồi.
- Ngọn lửa phải hoàn toàn màu xanh, không có tia lửa đỏ hoặc cháy lan ra bên ngoài bộ đốt.
- Sử dụng núm điều khiển để điều chỉnh nhiệt lượng. Dùng lửa lớn để đun một cái nồi nhỏ sẽ phí năng lượng.
- Không bao giờ để đá hay nồi có nhiệt độ thấp lên bề mặt nóng.
- Bắt buộc phải khóa gas và tắt bếp khi không sử dụng.
- Sử dụng vung để tránh thất thoát nhiệt và tăng hiệu quả cho quá trình đun nấu.
- Kiểm tra màu ngọn lửa, nếu phát hiện ngọn lửa có màu vàng thì gọi ngay cho đơn vị sửa chữa bếp công nghiệp chuyên nghiệp.
- Bạn tắt bếp và khóa van cấp gas
- Tiến hành lau chùi sạch sẽ bề mặt bếp bằng dung dịch lau chùi.
- Tháo khay hứng mỡ ra, đổ sạch mỡ thừa và vệ sinh sạch sẽ.
- Chà rửa kiềng, đầu đốt, bế mặt bếp sau khi sử dụng, bạn dùng dung môi tẩy rửa (chất tẩy rửa có tính chất hòa tan) nếu cần thiết.
- Tháo đầu đốt ra và ngâm trong nước ấm có pha xà phòng nếu cần thiết.
- Rửa cổng đầu đốt bằng bàn chải, dây cứng hoặc xiên nhọn. Súc rửa rồi để khô đầu đốt. sau đó lắp lại vị trí cũ.
- Lau rửa bề mặt phía trên và bên sườn bếp bằng khăn ẩm.
- Người trực tiếp dùng bếp Âu công nghiệp phải có kiến thức về Phòng cháy – Chữa cháy.
- Khi phát hiện rò rỉ gas, tuyệt đối không mở bếp hoặc tạo ra tia lửa (kể cả bật công tắc điện), nhạnh chóng xử lý hết lượng gas bị rò rỉ ra căn bếp:
+ Khóa ngay van cấp gas tại bình gas.
+ Mở hết cửa trong phòng để khí gas thoát ra
+ Dùng quạt ở phòng khác hoặc dụng cụ nào đó để làm loãng gas.
+ Sau khi đã xử lý xong khí gas rò rỉ thì tìm chỗ bị rò rỉ gas, kiểm tra và khắc phục.
- Lau sạch hoàn toàn khay dính dầu mỡ. Dầu mỡ và cặn thức ăn là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm.
- Lau sạch hoàn toàn các loại thực phẩm tràn ra bếp ngay lập tức để tránh nguy cơ cháy nổ. Cặn bẩn đọng lại trong đầu đốt có thể gây ra hiện tượng cháy không không hoàn toàn.
- Khi nhấc vung ta cần chú ý: sử dụng lót nồi khô, nghiêng vung khi nhấc để tránh bị bỏng, do hơi nóng sẽ bốc lên theo hướng thẳng đứng.
- Chắc chắn rằng trong khi nấu thì quai nồi không chìa ra ngoài bếp.
- Giấy hoặc vải rất dễ bắt lửa. cẩn thận khi để những đồ làm bằng giấy hay vải gần bếp.
- Không để tạp dề và những chất liệu dễ cháy gần các khu vực có nhiệt độ cao.
Không có bài viết nào
Bình luận của bạn sẽ được đăng lên với chế độ ẩn danh
Hãy viết thêm ít nhất 10 từ nữa