MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM CỎ XEN VỚI RÔ PHI VÀ CÁ TRÔI LÃI SUẤT CAO

19/10/2018 9:00 am | Lượt xem: 526

Mô hình chăn nuôi cá ở nước ta áp dụng hai hình thức chủ yếu đó là: nuôi đơn và nuôi ghép. Chia sẻ bí quyết đến bà con nông dân các chủ trang trại nuôi cá đã khẳng định rằng: “Nuôi ghép nhiều loại cá khác nhau đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn do tiết kiệm tối ưu diện tích ao nuôi và nguồn thức ăn”. Tùy vào đặc tính từng loài cá và điều kiện môi trường sống mà bà con có thể lựa chọn nuôi ghép nhiều loại cá khác nhau. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu tới bà con mô hình nuôi cá trắm cỏ xen với rô phi và cá trôi.

Ở mô hình này cá trắm cỏ là chính kết hợp với nuôi cá rô phi và cá trôi. Quá trình chăn nuôi có đem lại hiệu quả hay không đòi hỏi bà con nắm chắc các quy tắc ngay từ khâu kỹ thuật cải tạo hồ trước khi thả cá cho đến quy trình chăm sóc phòng trừ dịch bệnh các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cá.

 

 

Cải tạo môi trường nuôi

Trước khi thả cá bà con cần thực hiện thao tác tháo cạn ao, vét bùn, phơi đáy và khử trùng với vôi. Trong quá trình nuôi, cứ 2 tuần thì bón từ 1 đến 2 kg vôi/100 mnước để làm sạch cải thiện môi trường ao nuôi.  Kiểm tra lựa chọn giống cá khỏe, không có dấu hiệu bệnh lý.

Thức ăn

Cho cá ăn phải bảo đảm 4 yếu tố: định lượng, chất lượng, vị trí và thời gian cho ăn, cụ thể thức ăn xanh gồm các loại rau xanh, cỏ, bèo tây cung cấp hàng ngày cho cá; thức ăn tổng hợp gồm tinh bột (cám gạo, ngô, sắn) chiếm từ 60 đến 80%, chất đạm như cá vụn, bột cá chiếm từ 10 đến 30 %; phân chuồng (lợn, gà, vịt): Mỗi tuần nên cho ăn 1 lần, trước khi ăn làm tơi hoặc hòa tan trong nước mỗi lần từ 10 đến 20 kg/100mao.

- Cá trắm cỏ ưa sống ở nước trong sạch, sống ở tầng nước giữa gần bờ, ăn cỏ, rau, rong, bèo…

- Cà trôi: sống ở tầng nước giữa và dưới, ăn tạp mùn bã hữu cơ, côn trùng, ấu trùng..

- Cá rô phi: là loại ăn tạp chủ yếu là mùn bã hữu cơ, thức ăn nhân tạo.

Để đàn cá mau lớn và năng suất nhất bà con lưu ý cung cấp đủ năng lượng hằng ngày cho cá. Đối với cá con bà con nên cho cá ăn một lượng thức ăn từ 5 đến 10% trọng lượng cá. Sau một thời gian, khi chúng lớn đạt trọng lượng từ 200 đến 300 gram thì có thể giảm lượng thức ăn xuống dao động từ 3 đến 7 % trọng lượng cơ thể.

 Việc chuẩn bị thức ăn thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều công đoạn, bà con nên trang bị cho mình thiết bị chuyên dụng chế biến thức ăn cho cá vừa có thể tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại đại phương, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và thời gian chăn nuôi.

 

 

Xem chi tiết tại đây http://maynhanong.vn/san-pham/may-bam-chuoi-da-nang-3187

Chăm sóc và phòng bệnh

Thường xuyên kiểm tra màu nước để kịp thời xử lý và phòng trừ dịch bệnh. Ít nhất trong một tháng bà con nên cấp thêm hoặc thay nước mới tránh để ao nuôi bị ô nhiễm, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.

Đối với ao khó thay nước hoặc không thay nước được: Vào các tháng cuối gần thu hoạch, nước ao và nền đáy bị dơ do thức ăn dư thừa và phân cá thải ra nên cá có nguy cơ mắc bệnh cao. Có thể xử lý bằng cách dùng các chế phẩm sinh học.

Chú ý khi thời tiết thay đổi nhất vào mùa mưa khi bắt đầu chuyển mùa nắng sang mùa mưa ao cá dễ bị nhiễm phèn độ pH thay đổi đột ngột làm cá bị sốc làm giảm sức đề kháng tạo cơ hội mầm bệnh xâm nhập.

Bình luận facebook

Bình luận bài viết

Bình luận của bạn sẽ được đăng lên với chế độ ẩn danh

Hãy viết thêm ít nhất 10 từ nữa

Tag